Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

ĐẠI NỘI HUẾ - LỊCH SỬ CHỐN CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN

Người ta đến Huế không chỉ thưởng thức những cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà nơi đây còn lưu giữ vết tích Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Đại Nội Huế là một công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế!


Đại Nội Huế nhìn từ xa
                                                                 Đại Nội Huế(Ảnh: Sưu tầm) 
Đại Nội Huế
Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).
Đại Nội Huế nhìn từ phía trước
                                                                            (Ảnh: Sưu tầm)
Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.
Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.

Hoàng thành Huế 

Hoàng Thành Huế bao gồm nhiều khu vực như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ,… được đặt giữa một không gian thiên nhiên đẹp hài hoà của những hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh tươi toả bóng mát. Hoàng thành có 4 cổng được đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn.

Cổng Ngọ Môn Huế 

Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và trông xa ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu.
Cổng Ngọ Môn - Cửa chính của Hoàng thành Huế
                               Cổng Ngọ Môn – Cửa chính của Hoàng thành Huế (Ảnh: Sưu tầm)
Được xây phía trên cổng là Lầu Ngũ Phụng có kết cấu bằng gỗ lim, chia làm 2 tầng và 9 bộ mái, mái giữa được lợp màu vàng, còn lại là 8 lợp mái xanh. Trước đây, Lầu Ngũ Phụng là nơi tổ chức một số các lễ lớn của triều đình nhà Nguyễn.
Đại Nội Huế 01
                                                                               (Ảnh: Sưu tầm)
Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến bao mốc sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc!

Điện Thái Hoà

Điện Thái Hòa là một biểu trưng quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình.
Điện Thái Hòa Thuộc Đại Nội Huế
                                                                         Điện Thái Hoà (Ảnh: Sưu tầm)
Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi
                                            Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi (Ảnh: Sưu tầm)

Cung Diên Thọ

Trong nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu.
Một góc Cung Diên Thọ - Đại Nội Huế
                                                    Một góc Cung Diên Thọ (Ảnh: Sưu tầm)
Cung Diên Thọ nơi thư giãn của Hoàng Thái Hậu - Đại Nội Huế
                                             Nơi thư giãn của Hoàng Thái Hậu (Ảnh: Sưu tầm)
 Kiến trúc nội thất cổ bên trong Cung Diên Thọ - Đại Nội Huế
                                       Kiến trúc nội thất cổ bên trong Cung Diên Thọ (Ảnh: Sưu tầm)

Tử Cấm thành

Cũng thuộc quần thể di tích cố đố Huế và nằm trong khu vực Hoành thành, Tử Cấm thành là nơi sinh hoạt của vua cũng như là hoàng triều nhà Nguyễn. Trong Tử Cấm Thành, có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau, tiêu biểu phải kể đến Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều và tổ chức yến tiệc), Điện Càn Thành (nơi vua ngủ nghỉ), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn, đọc sách), Tả Vu & Hữu Vu,…
Điện Càn Thanh - Đại Nội Huế
                                                          Điện Càn Thành (Ảnh: Sưu tầm)
Thái Bình Lâu - Đại Nội Huế
                                                                 Thái Bình Lâu (Ảnh: Sưu tầm)

Các hoạt động du lịch khác ở Đại Nội Huế

Đến thăm quan Đại Nội Huế, bạn còn có thể tham gia đêm Hoàng cung được tổ chức định kỳ vào thứ Bảy hàng tuần. Trong đêm Hoàng cung ngập tràn ánh sáng, các nghi thức của cung đình xưa sẽ được tái hiện lại đầy chân thực và các hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo cũng được diễn ra. Đây sẽ là một điểm nhấn vô cùng thú vị cho hành trình khám phá Đại Nội Huế của bạn!
Đêm Hoàn Cung - Đại Nội Huế
                          Đêm Hoàng Cung với nhiều hoạt động được tái hiệu (Ảnh: Sưu tầm)
Festival Huế - Đại Nội Huế
Ngoài ra, Festival Huế cũng được tổ chức 2 năm một lần với nhiều hoạt động hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)
Đặc biệt hơn nữa, mới đây Đại Nội Huế đã chính thức mở cửa đón khách thăm quan vào ban đêm từ 19 – 22h và đây chính là dịp để bạn thăm quan tìm hiểu Đại Nội cũng như “sở hữu” những bức ảnh tuyệt đẹp bên những công trình rực rỡ, lung linh ánh đèn.
Toàn cảnh Đại Nội Huế về đêm
                                                  Toàn cảnh Đại Nội về đêm (Ảnh: Sưu tầm)

Đại Nội Huế 02
Đừng bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh bên những công trình kiến trúc cổ lung linh rực rỡ dưới ánh đèn nhé! (Ảnh: Sưu tầm)
Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, công trình kiến trúc Đại Nội Kinh thành Huế vẫn luôn sừng sững oai nghiêm, mãi là một tài sản văn hóa truyền thống quý báu của lịch sử triều Nguyễn để lại. Đến Huế đừng quên “lạc vào” trong chốn cung đình cổ xưa của Đại Nội Huế để có những trải nghiệm vô cùng thú vị nhé!
banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: